Thay đổi chủ đề wordpress: 7 điều cần làm trước khi thay đổi

Bạn đang có kế hoạch thay đổi giao diện trang web WordPress của mình? Quá trình thay đổi chủ đề WordPress trên trang web của bạn rất đơn giản, nhưng bạn cần tuân theo một số điều kiện tiên quyết sau để đảm bảo rằng trang web đang hoạt động không bị rối. Hãy tham khảo 7 điều cần làm trước khi thay đổi theme wordpress dưới đây.

Điều cần làm trước khi thay đổi chủ đề WordPress

1. Sao lưu trang web WordPress

Ưu tiên hàng đầu là bạn nên sao lưu toàn bộ trang web trước khi thực hiện thay đổi giao diện. Khi bạn sao lưu nội dung và cơ sở dữ liệu của mình, bạn sẽ có một bản sao trạng thái hiện tại của trang đang hoạt động. Trong trường hợp mọi điều bạn thay đổi xảy ra lỗi, không đúng như mong đợi khi thay đổi chủ đề WordPress, bạn luôn có thể sử dụng bản sao lưu để khôi phục lại trang web mà không bị mất dữ liệu quan trọng nào.

Mặc dù hầu hết người dùng thực hiện sao lưu tự động hàng ngày hoặc hàng tuần, điều cần thiết là phải tạo một bản sao lưu mới và lưu trữ nó trên đám mây (Google Drive, Dropbox, iCloud) hoặc trên máy tính của bạn để tránh mất bất kỳ thay đổi nào được thực hiện sau khi sao lưu. Có rất nhiều plugin có sẵn để sao lưu trang web của bạn, nhưng plugin UpdraftPlus sẽ giúp thực hiện việc sao lưu nhanh chóng dễ dàng hơn bao giờ hết.

Bạn có thể tải plugin UpdraftPlus tại đây hoặc cài trực tiếp trên trang quản trị WordPress của bạn.

Nguồn: Website Learners

2. Đưa trang web vào dạng bảo trì

Thay đổi chủ đề WordPress trực tiếp khi web đang chạy nó có thể là một tai hại vì giao diện khi sử dụng sẽ bị rối, giao diện bị bóp méo với nội dung, hình ảnh, đầu trang, chân trang rải rác xung quanh không theo một trình tự nhất định, ảnh hưởng đến trải nghiệm khách truy cập trang web. Vì vậy bạn hãy thêm thông báo cho biết rằng việc bảo trì trang web đang được diễn ra.
đưa trang web về tình trạng bảo trì trước khi thay đổi chủ đề WordPress
Bạn có thể đưa trang web về tình trạng bảo trì theo nhiều cách khác nhau: viết mã tùy chỉnh, sử dụng plugin hoặc sử dụng trình tạo trang của bên thứ 3. Tùy chọn dễ nhất là sử dụng một plugin vì không cần chỉnh sửa đến code, nó cho phép bạn kích hoạt và hủy kích hoạt chế độ bảo trì chỉ vài cú nhấp chuột.
Có rất nhiều plugin để kích hoạt bảo trì trươc khi thay đổi theme WordPress, bạn có thể tham khảo và sử dụng plugin Website Builder by SeedProd — Theme Builder, Landing Page Builder, Coming Soon Page, Maintenance Mode . Xem hướng dẫn sử dụng tại đây.

3. Sao chép đoạn mã chèn thêm vào chủ đề WordPress

Trong quá trình phát triển web, để có website hoàn thiện cả về người dùng truy cập và doanh nghiệp thì chắc chắn sẽ chèn thêm một số đoạn mã tùy chỉnh vào chủ đề để nâng cao chức năng WordPress. Tùy thuộc vào cách bạn thêm chúng, bạn sẽ phải tránh mất chúng khi thay đổi chủ đề WordPress. Nếu bạn đã thêm chúng vào tệp chủ đề theo cách thủ công, bạn phải sao chép tất cả chúng trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào.

Nếu bạn sử dụng plugin để thêm các đoạn mã (script), nó có thể vẫn giữ các đoạn mã áp dụng cho chủ đề mới hoặc không. Trong cả hai trường hợp, tốt hơn là sao chép tất cả các đoạn mã tùy chỉnh đã thêm vào chủ đề WordPress hoặc plugin lưu trên máy tính của bạn. Nếu có sự cố xảy ra, bạn vẫn có thể sử dụng các đoạn mã đã sao chép để tùy chỉnh chủ đề mới của mình.

Chèn mã tùy chỉnh vào chủ đề WordPress

Tham khảo plugin Code Snippets để tùy chỉnh đoạn mã chèn vào theme WordPress.

4. Ghi chú lại các tùy chỉnh của chủ đề WordPress

Bạn cũng nên lưu ý đến các vị trí của các phần tử khác nhau trên chủ đề, bao gồm các block, phần tử đầu trang, chân trang, nội dung tùy chỉnh,… Do đó nếu thay đổi chủ đề WordPress, trang sẽ trở về các tùy chỉnh mặc định, bạn có thể sao chép chúng theo cách thủ công.

Nó cũng cần thiết để kiểm tra đoạn mã có tương thích, khả thi với chủ đề đó không. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng nó cung cấp mức độ tùy chỉnh tương tự như chủ đề cũ của bạn để bạn có thể thiết kế lại theo ý thích của mình.

5. Lưu ý đến tốc độ website của bạn

GTmetrix là một công cụ tuyệt vời để phân tích hiệu suất của trang web. Chạy kiểm tra hiệu suất và lưu ý hiệu suất và điểm cấu trúc của trang web cùng với các chỉ số quan trọng của web. Nếu bạn đã sử dụng các đoạn mã trên nhiều trang, bạn cũng có thể xem lại báo cáo hiệu suất cho từng trang để đảm bảo việc thêm các đoạn mã vào cùng các trang trong một chủ đề mới sẽ không làm nó quá tải.

PageSpeed Insights của google  cũng là 1 công cụ kiểm tra tốc độ, cải thiện các đoạn mã, tối ưu hóa hiệu suất  tuyệt vời cho trang web. Đưa ra các con số, chẩn đoán, các cơ hội bạn có thể cải thiện trang web của mình.

Lưu ý đến tốc độ trang web khi thay đổi chủ đề WordPress

6. Kiểm tra khả năng tương thích của theme wordpress trên các tiết bị khác nhau

Đối tượng trang web của bạn truy cập trang web của bạn từ nhiều thiết bị khác nhau. Do đó, bắt buộc phải có một chủ đề đáp ứng và tương thích với tất cả các thiết bị. Nói chung, các chủ đề WordPress hoạt động hoàn hảo trên máy tính laptoppc nhưng thưởng có vấn đề trên điện thoại di động.

Kiểm tra xem chủ đề bạn định sử dụng có thân thiện với thiết bị di động hay không hoặc đánh giá mức độ nỗ lực bạn sẽ cần để làm cho chủ đề thân thiện với thiết bị di động.

7. Kiểm tra phản hồi của những người dùng khác

Khi tải và sử dụng chủ đề wordpress miễn phí, bạn có thể dùng hoặc tải chủ đề khác về dùng. Nhưng đối với theme WordPress bạn bỏ tiền ra mua, chắc chắn bạn không muốn phí phạm số tiền bỏ ra cho theme mua về mà sử dụng không tốt.

Hãy tìm kiếm, đọc các phản hồi từ các blogger khác sử dụng cùng chủ đề với chủ đề của bạn sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt. Bạn có thể kiểm tra xếp hạng của chủ đề trên các trang web khác nhau, đọc các cuộc thảo luận có liên quan trên các diễn đàn khác nhau hoặc hỏi về chủ đề đó trong nhiều cộng đồng người viết blog. Thực hiện thay đổi khi bạn tin tưởng rằng chủ đề mang lại những gì nhà phát triển đã quảng cáo.

Sau khi thay đổi chủ đề WordPress mới, hãy kiểm tra, phân tích, theo dõi xem có bất kỳ trục trặc, lỗi nào không và thực hiện các điều chỉnh cần thiết và kịp thời.

Bạn nên thay đổi về theme WordPress cũ khi thấy lượng truy cập giảm, tỷ lệ thoát trang tăng hoặc thời gian ở lại trung bình giảm ở trang chủ đề mới.

Hãy tránh ảnh hưởng đến bảo mật trang web của bạn, nên đảm bảo rằng bạn đang sử dụng tệp chủ đề gốc từ nhà phát triển chứ không phải tệp trống. Hy vọng rằng, làm theo các bước trên sẽ giúp bạn thay đổi chủ đề WordPress của mình mà không gặp nhiều khó khăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *